Đức: Tiểu bang Bayern thu tài sản người tỵ nạn có giá trị trên 750 €, bộ trưởng Nội vụ Bayern Joachim Herrmann cho biết. Hầu hết người tỵ nạn đến Đức qua ngã Bayern.
Thụy Sĩ: Người tỵ nạn phải nộp tài sản nếu hơn 1.000 Franc (khoảng 914 €) để tài trợ việc chăm sóc người tỵ nạn.
Na Uy: tuy không thuộc EU nhưng nhóm thiên hữu trong nội các chính phủ đã đưa ra một đề xướng tương tự Thụy sỹ.
Đan Mạch: Quốc hội Đan Mạch vừa ban hành Đạo luật “Đồ trang sức” (Schmuckgesetz), quy định quyền thu nữ trang có giá trị của người tỵ nạn để tài trợ cho việc lưu trú của họ. 74% nghị sĩ bỏ phiếu tán thành, nhưng phải sửa đổi lại nhiều do gặp phản đối từ phía các tổ chức nhân quyền. Ban đầu, ngưỡng giới hạn tài sản người nhập cư được phép giữ lại 400 €. Trong phiên bản cuối cùng nâng lên 1340 €. Chỉ của cải có giá trị tình cảm, như nhẫn cưới, có thể được miễn. Luật mới cũng quy định đoàn tụ gia đình sau ba năm cư trú, trước đây là một năm.
Với đạo luật mới, Đan Mạch muốn giảm số lượng người tỵ nạn. Qua những chặng kiểm soát biên giới tại Đức, Áo và Đông Âu hiện nay mỗi tuần chỉ khoảng 200 người xin người tỵ nạn ở Đan Mạch. Theo nhật báo Berlingske, 70% cử tri nhìn nhận làn sóng tỵ nạn là vấn đề trọng tâm mà chính quyền phải giải quyết. Các cuộc tranh luận càng tăng thêm thế mạnh cho phía thân hữu, Đảng Nhân Dân Đan Mạch, hiện nay là phe lớn thứ hai trong quốc hội. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sụren Pind lên tiếng bênh vực trên đài truyền hình: “Chúng ta đang tranh luận về tình huống người tỵ nạn với va-li nặng trĩu kim cương đến Đan Mạch tìm nơi trú ẩn”. Đan Mạch không đơn phương trong chính sách mới. Các nước Bắc Âu từ lâu được tiếng phóng khoáng với chính sách tỵ nạn. Nay các đảng trung lập và thiên tả đần dần mất ủng hộ do hậu quả lượng người nhập cư cao, trong đó có Đảng Tự do của Thủ tướng Đan Mạch Lars Lụkke Rasmussen. Các chính trị gia bị sức ép phải có biện pháp. Vì vậy từ tháng 11.2014 Thụy Điển và Na Uy bắt đầu kiểm tra chặt chẽ tại biên giới và các bến phà.
Chỉ trích: Thế giới chỉ trích kịch liệt “Luật Đồ Trang sức” của Đan Mạch. Nhưng Đan Mạch không phải là nước duy nhất yêu cầu người tỵ nạn đóng góp tài chính vào việc nuôi ăn ở.