Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Đi khắp Việt Nam, khám phá cách ăn Tết ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Ảnh: Trung Hiếu

Nếu nghĩ rằng chỉ có sang nước ngoài mới được đón Tết kiểu khác thì bạn nhầm to rồi đấy! Ngay trên chính Việt Nam, bạn cũng có thể tận hưởng nhiều phong vị Tết đa dạng thế này đây.

Thế là chỉ còn 2 tuần nữa, Tết – kỳ nghỉ mà tất cả chúng ta đều đang ngóng trông từng ngày sẽ đến. Nhắc đến Tết, bạn nghĩ ngay tới bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, phải không nào? Nhưng không chỉ có vậy đâu, xuyên suốt chiều dài của dải đất hình chữ S, chúng ta còn có thể thấy được sự đa dạng thú vị trong cách ăn Tết, đón Tết.

Tết miền Bắc

Người miền Bắc rất quan trọng mâm cỗ Tết, lúc nào cũng bánh chưng, dưa hành, thịt đông, canh bóng hoặc canh măng ấm áp. Mâm ngũ quả được bày biện cầu kỳ với 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành. Trong trang trí nhà cửa, người Bắc thích chọn bích đào, đào phai hoặc quất.

Về phong tục, ở miền Bắc, giới trẻ đặc biệt chú trọng việc sum vầy bên gia đình thay vì đi du lịch xa. Xuyên suốt Tết, họ thích chuyện trò, hàn huyên, nhâm nhi chút mứt, cùng chén trà nóng. Và dường như tiết trời giá lạnh cũng chẳng khiến ai buồn phiền, bận tâm vì có lẽ niềm vui, niềm hạnh phúc khi Tết đến, xuân về đã hòa quyện cùng tách trà ấm nóng, đậm đà.

Đi khắp Việt Nam, khám phá cách ăn Tết ở 3 miền Bắc - Trung – Nam - Ảnh 1.
Chẳng cần đi đâu xa, cùng nhâm nhi mứt thơm cùng tách trà nóng ấm vị ngày Tết. Ảnh: ttvn.vn

Dù cho thời gian có thay đổi khẩu vị, hương vị cổ truyền mang âm hưởng hiện đại hơn, nhưng những khoảnh khắc bình dị, thư thả sau mỗi bữa ăn, nhâm nhi chén trà nóng vẫn luôn hiện hữu trong thói quen của người miền Bắc.

Tết miền Trung

Người miền Trung ăn bánh tét, kèm với dưa món chua, giò bò tiêu hột cùng đặc sản là tré từ tai, bì lợn trộn thính! Mâm ngũ quả là những loại quả tròn, thơm như lời cầu chúc năm mới viên mãn. Ở dải đất này, người dân có thể chọn mọi loại hoa tươi thể hiện được không khí xuân về.

Tết của người miền Trung là Tết đoàn viên đúng nghĩa của những đứa con xa xứ, là dịp đặc biệt để giới trẻ trở về nhà sum vầy cùng người yêu thương, tận hưởng những khoảnh khắc ngọt ngào bên tách trà sóng sánh, ấm áp khởi đầu câu chuyện. Con người miền Trung là vậy, đôi khi chẳng cần xa hoa mà chỉ cần những khoảnh khắc gần gũi cùng một tách trà ấm, “xóa tan” cảm giác se se, man mác khi mưa phùn phảng phất đầu xuân. Chỉ thế thôi là đủ khơi dậy mạch nguồn cảm xúc, gắn kết tình thân rồi đấy!

Đi khắp Việt Nam, khám phá cách ăn Tết ở 3 miền Bắc - Trung – Nam - Ảnh 2.
Tết của người miền Trung là tết của những đứa con xa xứ – chỉ cần những khoảnh khắc gần gũi, chẳng cần xa hoa, chỉ một và một tách trà trên bàn nhà cũng đủ khơi dậy bao mạch cảm xúc ùa về. Ảnh: ttvn.vn

Tết miền Nam

Trong dịp Tết, ngôi nhà của người miền Nam không thể thiếu mâm cỗ với bánh tét, củ kiệu, tôm khô, canh khổ qua… mâm ngũ quả với mãng cầu, dừa đu đủ, xoài (đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài”) và cây mai vàng trang trí.

Những người dân ở đầu kia của dải đất hình chữ S không quá câu nệ về nghi lễ đón Tết. Bên cạnh lựa chọn truyền thống là đoàn viên, sum họp bên gia đình, các bạn trẻ miền Nam thường có xu hướng đi chơi, đến nhà bạn bè để chúc Tết và cùng ngồi trò chuyện bên tách trà. Theo quan niệm của họ, Tết không nhất thiết là mâm cao cỗ đầy cầu kỳ mà có thể đơn giản với những món ăn chơi, ăn vặt, pha cho nhau những tách trà hòa tan mát lạnh là đã trọn vẹn lắm rồi! Ngộ vậy đó, tách trà chỉ đơn giản thế thôi mà nhà nào cũng có, nhấp một ngụm là thấy ấm lòng, để cùng nhau sẻ chia, tâm sự về công việc và dự định sắp tới. Bất kể chuyện vui hay buồn, vô hình chung, tách trà dường như đã trở thành một chất xúc tác tuyệt vời, thêm thăng hoa cho mỗi câu chuyện.

Đi khắp Việt Nam, khám phá cách ăn Tết ở 3 miền Bắc - Trung – Nam - Ảnh 3.
Tết của người trẻ miền Nam ngộ lắm, không câu nệ ở nhà mình hay ghé thăm bạn bè. Ảnh: ttvn.vn

Thế đấy, nếu tinh ý một chút, bạn sẽ nhận ra, dù Tết 3 miền có đa dạng thế nào thì cuối cùng vẫn giống nhau ở tinh thần. Xét cho cùng, dù đi đâu, làm gì, ai cũng hiểu, Tết là thời khắc để cùng ngồi lại, hàn huyên sau những tháng ngày hối hả, xa cách. Chính vì vậy, dù món ăn, hoa trang trí hay nghi lễ khác nhau đôi chút, nhưng trên bàn nước của họ chẳng bao giờ thiếu tách trà ấm vị, bởi chén trà chính là đầu câu chuyện, gắn kết tất cả bất kể thân, sơ, để cùng chia sẻ khoảnh khắc bên nhau, bước vào một năm tươi sáng, rạng rỡ . Và cũng đừng quên, uống trà cũng chẳng phải quá cầu kỳ, đôi khi chỉ đơn giản là một ấm trà Lipton nhỏ cùng vài cái tách bên cạnh gia đình, một ít đậm vị, một ít thơm lừng, nhưng đủ lan tỏa niềm hạnh phúc lẫn trọn vẹn.

Theo A.D / ttvn.vn