Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Die Entstehung des Vu Lan-Festes (Sự tích ngày lễ Vu Lan)

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo, trùng với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân. 

Vu Lan ist eines der wichtigsten Feste im Buddhismus und fällt sogleich auf den 15. Tag des siebten Monats nach dem Mondkalender (Vollmondtag). Im Volksglauben nennt man den siebten Monat auch Geistermonat, weil in diesem Monat das Tor der Unterwelt geöffnet wird und die “obdachlosen, familienlosen” Geister und Seelen der Toten auf die Erde kommen dürfen. Das ist auch der Tag, an dem die Unterweltsgefangenen Gnade erfahren und zur Ebene glücklicher Erkenntnis gelangen. Dazu feiern die Lebenden das Geisterfest. Vietnamesen glauben, dass der Geistermonat ein unglücksbringender Monat ist, weshalb man auf viele Tabus achten muss, sich vegan ernähren und anderen freiwillig helfen sollte, das heißt also nicht töten und viel geben.

Das Fest Vu Lan bedeutet das Fest der kindlichen Pietät und hat seinen Ursprung in der Legende von dem Arhat Moggalana, vietnamesich: Đại Mục Kiền Liên oder Mục Liên genannt, war neben Sariputta einer der beiden Hauptschüler Buddhas. Moggalana bzw. Muc Lien war für seine übernatürlichen Kräfte bekannt.

Nachdem Muc Lien vom Bhikkhu zum Arhat aufgestiegen war, benutzte er sein allsehendes Auge, um seine tote Mutter in der Unterwelt zu suchen. Als er sah, dass sie sich als ein Geist im Bereich der hungrigen Geister befand und vom Hunger gequält wurde, weil sie zu Lebzeiten viel Böses getan hatte und habgierig war, brachte er ihr eine Schale Reis. Doch der Reis verwandelte sich in flüssiges Feuer, als sie ihn essen wollte.

Muc Lien fragte Buddha nach, wie er seine Mutter befreien konnte. Buddha erklärte ihm: Er könne allein seine Mutter nicht retten, sondern nur mit Hilfe aller Buddhisten, die aus den zehn Himmelsrichtungen kommen. Und nur der 15. des siebsten Monats sei dafür geeignet, diese Hilfe mit buddhistischen Opfergaben zu erbitten.

Genauso tat auch Muc Lien und seine tote Mutter durfte die Welt der hungrigen Geister verlassen. Seitdem gibt es das sogenannte Ullambana-Sutra (oder Vu Lan bồn kinh) und das Vu Lan-Fest mit einer vorgeschriebenen Opfergabefeier.

Wie gesagt an diesem Vollmondtag des siebten Monats feiert man in Vietnam auch das Geisterfest. Die beiden Feste sind nicht dasselbe, symbolisieren jedoch sowohl die Liebe und Dankbarkeit zu den eigenen Eltern sowie das freiwillige Teilen als Menschen.

Der buddhistische Mönch Thich Nhat Hanh schlug im Jahre 1962 in seinem Buch eine schöne buddhistische Zeremonie vor, die bis heute große Bedeutung hat: Man befestigt eine rote Rose an seinem Hemd, wenn die eigene Mutter noch lebt. Eine weiße Rose bedeutet das Gegenteil.

Bản tiếng Việt

Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo, trùng với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào “tháng cô hồn”, người Việt Nam theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện.

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Đặc Già La, thường gọi là Đại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

Sau khi đã đắc đạo, muốn biết mẹ của mình giờ thế nào nên Mục Liên đã dùng huệ nhãn để tìm kiếm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm quỷ đói (ngạ quỷ) bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: Dù ông có thần thông quảng đại hay tận hiếu đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Ở Việt Nam, lễ Vu Lan được thực hiện vào rằm tháng Bảy âm lịch. Tuy nhiên, do trong ngày này nhiều gia đình cũng tổ chức lễ cúng cô hồn “xá tội vong nhân” nên nhiều người đã có sự nhầm lẫn giữa hai lễ cúng. Lễ Vu lan hoàn toàn khác với lễ cúng cô hồn. Tuy nhiên, chúng đều có ý nghĩa chung là báo hiếu và làm phúc.

Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức “Bông hồng cài áo” – nghĩa là những người còn mẹ sẽ cài hoa hồng đỏ, những ai mất mẹ sẽ cài hoa hồng trắng như một điều nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962.

Cẩm Chi (sưu tầm và dịch)