Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Số điện thoại khẩn 112 không chỉ được áp dụng ở Đức

Hiện nay chỉ có 1/5 người Đức biết đến phạm vi áp dụng rộng rãi của số 112.

Ảnh minh họa

Từ năm 1991, Ủy ban Châu Âu thống nhất sử dụng chung một số điện thoại khẩn cấp 112 tại tất cả các nước thành viên EU, và ngày 11.2 được Nghị viện EU chọn là ngày kỉ niệm số điện thoại khẩn cấp 112, để nhiều người biết thêm về số điện thoại quan trọng này. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 1/5 người Đức biết đến phạm vi áp dụng rộng rãi của nó.

Hiệp hội ô tô và du lịch Đức (ARCD) đã tổ chức buổi kỉ niệm giúp mọi người nhớ đến số điện thoại khẩn toàn Châu Âu có thể gọi miễn phí từ điện thoại bàn hay di động với điều kiện duy nhất là điện thoại lắp sim còn hoạt động được. Cách đây vài năm, số điện thoại 112 còn được gọi ngay cả khi điện thoại không có Sim. Tuy nhiên, từ năm 2009 việc này đã được thay đổi do nhiều người lạm dụng gọi vào số máy khẩn để trêu đùa mà không sợ bị phát hiện. Thay đổi này đã hạn chế được những cuộc gọi không nghiêm túc, do thông qua sim điện thoại, có thể xác định cụ thể danh tính người gọi. Số điện thoại khẩn này hoàn toàn miễn phí, không cần thêm mã vùng. Người gọi có thể gọi tới sở cảnh sát, cứu hỏa, cấp cứu. Số này được áp dụng trên toàn Châu Âu và có thể liên lạc được tại những nước khác như Irland, Malta, Thụy Sỹ hay Thổ Nhĩ Kì. Những cuộc gọi vào số 112 từ máy bàn hay di động luôn được ưu tiên, có thể được thông ngay cả khi nghẽn mạng.

Khi gọi điện khẩn cho cảnh sát, nên cung cấp câu trả lời cho 5 câu hỏi sau:

  • Địa điểm xảy ra
  • Chuyện gì đã xảy ra B
  • Bao  nhiêu người bị thương
  • Tình trạng thương tích
  • Nơi nhận điện có thêm câu hỏi nào không.

TbVĐ