Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Giáo dục không phải là để con sợ bạn, mà là để chúng hiểu được cách yêu thương

Ảnh minh họa: pixabay.com

Cha mẹ vì sao lại muốn con cái phải sợ mình nhỉ? Cha mẹ và con cái là kẻ thù của nhau sao? Hay là vì muốn thiết lập quyền uy của cha mẹ?

Trong các kỳ nghỉ của con, có thêm thời gian ở gần bên nhau, bạn là cha mẹ đã tận dụng cơ hội này để gia đình thêm thân thiết chưa?

Ngày trước, khi tôi cùng bọn trẻ trò chuyện về những ý kiến và ý tưởng khác nhau, bọn trẻ bất ngờ nói ra một câu rất đáng để suy nghĩ: “Mẹ có nghĩ là con sợ mẹ không ạ?”. Tôi rốt cuộc đã rất  nghiêm túc nói với bọn trẻ: “Mẹ chưa từng muốn các con phải sợ mẹ”.

Cha mẹ vì sao lại muốn con cái phải sợ mình nhỉ? Cha mẹ và con cái là kẻ thù của nhau sao? Hay là vì muốn thiết lập quyền uy của cha mẹ?

Tác giả chuyên mục ‘Gia đình tương lai’, nhà báo Thượng Thụy Quân cho rằng: Con cái sẽ lớn lên, cha mẹ rồi sẽ già đi. Nếu như uy nghiêm của cha mẹ chỉ là kiến lập dựa trên sự e ngại và sợ hãi của trẻ nhỏ, vậy thì uy nghiêm này sẽ bị sụp đổ và tiêu tan bất cứ lúc nào.

Ai cũng đều từng là trẻ con, cha mẹ chẳng qua chỉ là đến thế giới này sớm hơn, học hỏi trước hơn so với trẻ. Và sau đó khi chúng ta có con, sẽ lại có thêm càng nhiều hơn nữa cơ hội để cha mẹ và con cái học hỏi lẫn nhau phải không? Cha mẹ hãy nuôi dưỡng và vun tưới tình cảm dành cho con cái, giúp trẻ tiếp nhận yêu thương, và học cách trao lại yêu thương. Mặt khác, cha mẹ cũng phải thường xuyên hướng dẫn trẻ con xây dựng và trau dồi kỹ năng tư duy lý tính.

Thượng Thụy Quân nói: “Sau khi viết bài về giáo dục trẻ nhỏ, thường có người hỏi tôi, làm sao để cùng con trẻ thông hiểu nhau? Trẻ con hiện giờ rất ngỗ nghịch, động một chút là tức giận. Nên xử lý việc này thế nào?”

Đối với các phương pháp và kỹ năng giao tiếp thông hiểu trẻ, dựa vào quá trình phát triển của trẻ có thể chia thành bốn giai đoạn:

Đầu tiên, từ lúc mang thai cho đến tuổi đi học

Giáo dục ngay từ còn trong bào thai thật sự rất quan trọng. Tại thời kỳ còn mang thai, thường xuyên cùng thai nhi nói chuyện và tương tác với nhau thì sau khi sinh ra có thể dẫn dắt trẻ được tốt hơn.

Sau khi đứa trẻ được sinh ra, trừ thời gian ngủ, bạn nên thường xuyên nói chuyện cùng trẻ. Nghe thật nhiều thì trẻ mới có thể học nói được tốt. Khi trẻ bắt đầu nói được những từ có nghĩa, càng cần phải khuyến khích trẻ không ngần ngại tập nói.

Khi trẻ có thể dùng lời nói để biểu đạt ý kiến và ý tưởng của mình, việc giáo dục của bạn mới có thể đạt được giao tiếp thông hiểu hai chiều một cách dễ dàng hơn.

Thứ hai, thời kỳ từ tiểu học đến lúc trước tuổi dậy thì

Sau khi trẻ đi học về, hãy hỏi trẻ về tình hình của con ở trường mỗi ngày. Ở giai đoạn này, cần biến thời gian đối thoại giữa cha mẹ và trẻ trở thành thời gian lắng nghe trẻ nói nhiều hơn. Hãy chắc chắn để trẻ có có cơ hội và có quyền được nói, nếu như bạn không biết cách lắng nghe ngay từ bây giờ thì tương lai trẻ cũng sẽ như vậy, sẽ liên tục nói nhưng lại không sẵn lòng nói chuyện với bạn.

Bước vào trường trung học, trẻ sẽ bước vào thời kỳ dậy thì với những biến hóa về thể chất và tinh thần, bạn hãy chia sẻ nhiều hơn với trẻ. Đầu tiên hãy giúp trẻ có một khái niệm về tuổi dậy thì, tránh việc sau này trẻ phát sinh việc mất kiểm soát cảm xúc, cả cha mẹ và trẻ đều bị động và lo lắng.

Thứ ba, tuổi dậy thì  

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, sẽ có những hành vi chống đối, nổi loạn, điều đó thường là không thể tránh khỏi, nhưng ở tuổi dậy thì, thì chơi đùa nghịch ngợm cũng không phải là tuyệt đối cấm kỵ. Khi trẻ không thể kiểm soát cảm xúc, cha mẹ cũng không nên khởi cảm xúc lên xuống cùng với trẻ, hãy để trẻ sau khi tự trút hết cảm xúc ra ngoài thì cũng sẽ tự bình tĩnh trở lại. Nhưng sau đó hãy nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, uốn nắn sai sót trong hành vi và lời nói của trẻ.

Cha mẹ có thể bao dung con cái, nhưng người ngoài sẽ không vì trẻ nói rằng mình đang tuổi vị thành niên mà có thể kiềm chế được ngôn ngữ và hành động đối với trẻ. Cha mẹ nhất định phải giúp trẻ kiến lập được quan niệm đúng đắn, tất cả lời nói và hành vi đều phải tự chịu trách nhiệm. Cha mẹ nếu không dạy con tốt ngay từ bây giờ, để trong va chạm ngoài xã hội sau này mới bắt đầu vấp ngã và trưởng thành, vậy thì học phí cho bài học làm người lúc đó sẽ rất đắt đỏ.

Ở tuổi vị thành niên, bài tập quan trọng nhất của cha mẹ chính là giúp trẻ xây dựng khả năng giao tiếp và tư duy lý tính. Trước tuổi dậy thì, trẻ có được sự nuôi dưỡng và vun tưới tình yêu thương cảm tính, thì khi bước vào tuổi dậy thì, cần bắt đầu xây dựng khả năng suy nghĩ lý tính và tỉnh táo.

Thời kỳ dậy thì của trẻ càng dài là dấu hiệu thời kỳ trưởng thành của trẻ càng muộn, đây đều không là điều tốt cho cả cha mẹ và trẻ.

Ở giai đoạn này, hãy dạy con tôn trọng và tự trọng. Bản thân biết tôn trọng trách nhiệm và tư cách của mình trong gia đình, và bản thân có tự trọng chính là đang từng bước trưởng thành. Mỗi người đều có cảm xúc và áp lực, không phải cứ là tuổi dậy thì, thì có thể lại hết lần này đến lần khác phóng túng bản thân mình. Bản thân phóng túng đưa đến hành vi và ngôn ngữ không thích hợp, đó là thảm họa cho gia đình. Mọi người ngoài bao dung và thông cảm ra, quan trọng nhất vẫn là cần giúp trẻ tự đề cao bản thân thay đổi cảm xúc và kỹ năng giao tiếp lý tính, để thân thể và tâm hồn đều có thể từng bước thành thục một cách vững vàng.

Bạn có thế hỏi trẻ: “Mỗi bạn cùng lớp đều đang tuổi dậy thì như con, vậy thì mọi người mỗi ngày đều giận giữ sao? Vậy thì ở trên mặt viết, tôi đang dậy thì nhé, đừng chọc giận tôi sao?”. Ở trường, những đứa trẻ có thể cùng bạn học nói chuyện vui vẻ và giao tiếp tốt đều sẽ có những mối quan hệ tốt.  

Cha mẹ đối với con cái, không thể lúc nào cũng bao dung và dung túng, đây không phải là yêu thương thực sự, mà chính là một sự cản trở. Bao dung và dung túng quá nhiều, sẽ làm tổn hại đến sự trưởng thành của trẻ. Yêu trẻ, cần hướng dẫn trẻ trưởng thành chín chắn, không phải là dung túng trẻ mượn cớ tuổi dậy thì để phóng túng bản thân mình. Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ trưởng thành, không nên là giai đoạn bị trở ngại.

Thứ tư, sau tuổi dậy thì

Khi ngoại hình của con đã trở thành người lớn, nhất định phải tôn trọng ý kiến và cách nghĩ của con, cần xem con như một người lớn thật sự. Ý kiến của chúng ta chỉ có thể cung cấp cho con một cái nhìn tham khảo, chứ không phải là dành cho con một cuốn sổ tay tác nghiệp.

Thượng Thụy Quân nói: “Tôi đã xem con như một người lớn thực sự, bởi vì cậu bé biết tôi ủng hộ, tin tưởng và tôn trọng cậu, cho nên chúng tôi đều có thể cùng trò chuyện về bất kỳ đề tài nào. Thỉnh thoảng, cậu có cảm xúc không tốt, nói chuyện với tôi khá là mất bình tĩnh, thì chỉ cần nhắc nhở một chút, cậu liền sẽ sửa đổi thái độ. Khi tôi thiếu kiên nhẫn, cậu cũng sẽ đưa ra lời nhắc nhở thích hợp. Nhắc nhở và giúp đỡ nhau như vậy giúp chúng tôi thông hiểu nhau. Sẽ không mất nhiều thời gian để xử lý cảm xúc, nhưng có thể đạt được thông hiểu sâu sắc và hiệu quả”.

Thông qua các cuộc trò chuyện và giao lưu cùng con trẻ hàng ngày, chẳng những hiểu rõ hơn sự trưởng thành trong suy nghĩ của trẻ, còn có thể giúp bản thân có thêm nhiều gợi ý và thấu hiểu. Chính là cảm giác thầy và trò cùng tiến, cho đến trò giỏi hơn thầy, hậu sinh khả úy.

Khả năng thích nghi của trẻ rất mạnh mẽ, bạn dành cho trẻ đầy đủ sự ủng hộ và tin tưởng, trẻ càng muốn chứng minh với bạn rằng trẻ tự mình đang nghiêm túc và cố gắng, đang trưởng thành và thành thục. Không nên xem thường con bạn, khi bạn một mực xem con chỉ như một đứa trẻ, nó cũng sẽ phóng túng bản thân, không muốn trưởng thành. Khi bạn nói cho trẻ biết rằng con đang dần lớn lên, phải tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của mình, thì trẻ sẽ giống như một người lớn thực thụ, sẵn sàng đưa đôi vai ra gánh vác tất cả.

Từ việc nói chuyện cho con nghe, đến việc lắng nghe con nói, rồi đến việc có thể chia sẻ và giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, chính là cha mẹ và con cái cùng nhau cố gắng, tình cảm trong cuộc sống gia đình lại thêm gắn kết, hạnh phúc. Sự yêu thương, hỗ trợ, và tin tưởng này sẽ cùng nhau nuôi nấng con trẻ trưởng thành.

Theo Li Zhi / Soundofhope
Mây Trắng biên dịch

Nguồn: dkn.tv