Theo các nhà khoa học Mỹ, nơi cư trú có liên quan với mức độ tiêu thụ rượu, khi mà những người sống ở vùng có nhiệt độ thấp hơn, và ít ánh sáng mặt trời thường uống rượu nhiều hơn những cư dân ở các nước ấm áp, đầy nắng.
Theo Medical Express, các nhà khoa học ở Đại học Pittsburgh (Mỹ) khẳng định nơi cư trú ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ rượu. Vì vậy, những người sống ở những vùng có nhiệt độ thấp hơn và ít ánh sáng mặt trời thường uống rượu nhiều hơn những cư dân ở các nước ấm áp, nhiều nắng.
Các yếu tố khí hậu cũng liên quan đến tình trạng lạm dụng rượu và tỷ lệ mắc bệnh gan cao do rượu. Đồ uống này có tác dụng giãn mạch, làm tăng lưu lượng máu ấm tới da, nơi các cảm biến nhiệt độ.
Do đó, việc sử dụng rượu có thể tạo cảm giác ấm áp, rất cần thiết cho người dân ở các vùng phương Bắc. Được biết, uống rượu có liên quan đến trầm cảm. Và trầm cảm lại trở nên trầm trọng hơn nếu sống ở nơi không có đủ ánh sáng mặt trời và nhiệt độ không khí thấp.
Trước đó, theo Deccan Chronicle, các chuyên gia từ công ty YouGov đã phỏng vấn 6.000 người. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu lý do khiến mọi người uống rượu. Hóa ra, 58% đã dùng rượu để đối phó với tình trạng stress, 47% cảm thấy rượu giúp cải thiện tâm trạng của họ, 38% muốn quên đi những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng lạm dụng rượu có liên quan đến các vấn đề như ung thư và bệnh tim. Ngoài ra, việc sử dụng rượu thường xuyên làm giảm nồng độ serotonin trong não liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng. Những triệu chứng lo lắng và trầm cảm do uống rượu lại có thể làm trầm trọng thêm stress.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Richard Inman ở Đại học Lusiada (Bồ Đào Nha) cho rằng thái độ của người dân đối với rượu trực tiếp phụ thuộc vào loại hình văn hóa quốc gia. Nghiện rượu và mức tiêu thụ rượu cao trên đầu người là đặc trưng hơn đối với các quốc gia là tâm lý cá nhân, không phải là tâm lý tập thể.
Theo Vũ Trung Hương / motthegioi.vn