TBVĐ- Theo thống kê từ hệ thống giám sát Virus toàn cầu, trung bình mỗi ngày có hơn 7.000 dòng mã độc ăn cắp thông tin (trojan) mới xuất hiện trên thế giới.
Kết nối mạng Wifi miễn phí giúp người dùng tiết kiệm được dung lượng truy cập trong hợp đồng điện thoại. Việc truy cập hoàn toàn không đòi hỏi mật khẩu do vậy rất dễ bị lợi dụng. Họ không biết rằng, đôi khi những mạng Wi-Fi đó là của những tin tặc (hacker) đang tìm cách lấy cắp dữ liệu.
Những hacker đã thiết lập Wi-Fi công cộng giả mạo với những tên gây hiểu nhầm như của một quán cà phê nào đó như “CoffeeShop”. Khi nạn nhân đăng nhập vào mạng Wi-Fi đó, hacker sẽ dễ dàng lấy cắp thông tin của nạn nhân. Từ đó, hacker cũng có thể gửi phần mềm độc hại giả mạo dưới dạng các bản cập nhật tới máy tính của nạn nhân. Một khi phần mềm độc hại được cài đặt, các hacker có toàn quyền kiểm soát thông tin, tài khoản mà nạn nhân không hề biết.
Theo Fran Rosch, phó chủ tịch cao cấp của Norton Symatec, luôn có sự khác biệt rất lớn giữa thực tế và suy nghĩ của mọi người về sự an toàn khi kết nối mạng miễn phí. Không có gì đảm bảo cho người dùng trước sự tấn công và khai thác thông tin cũng như ăn cắp dữ liệu dựa trên những lỗ hổng an ninh của tin tặc.
Theo thống kê từ hệ thống giám sát Virus toàn cầu, trung bình mỗi ngày có hơn 7.000 dòng mã độc ăn cắp thông tin (trojan) mới xuất hiện trên thế giới. Số lượng mã độc trên các thiết bị điện thoại chiếm 35%. Báo cáo cũng chỉ ra hàng triệu tài khoản Facebook, Gmail, Yahoo cũng như mã Cookie ở các trang phổ biến như Facebook, Google Mail, Yahoo Mail, Hotmail hay Paypal đã bị đánh cắp và rao bán trên mạng.
Quốc Bảo