Hội chợ Tuần lễ Xanh hay hội chợ Nông nghiệp thế giới là 1, đã mở cửa từ ngày 16.01.2020 và kết thúc vào ngày 26.01 cùng năm. Trung tâm hội chợ Berlin đã đón hàng ngàn du khách và các nhà chuyên môn tới tham dự, hàng trăm phóng viên các nước trên thế giới đến đưa tin.
Tuần Lễ xanh Grüne Woche trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, các máy móc và thiết bị, phân bón và hóa chất…cũng như tất cả các sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
Do bận công việc gần tối qua tôi mới có điều kiện vào trước lúc kết thúc một ngày hội chợ mở cửa. Chỉ kịp làm xong thẻ dành cho pv vào hội chơ rồi chạy nhanh qua một quầy ẩm thực Việt Nam.
Chị trương Minh Hương, một doanh nghiêp cỡ nhỏ ở Berlin đon đả: em vào giờ này muộn rồi và dùng bữa tối với chị. Hai chị em chỉ có khoảng 20 phút, vừa nhâm nhi tô bún cá vừa trao đổi sơ lược. Chị Hương nói, em vào giờ này chị còn ngồi với em được chứ trước đó 1 tiếng thôi là chị và các nhân viên không ngơi tay cũng chả tiếp được em đâu.
Năm nay, quầy ẩm thực của chị được Ban tổ chức sắp xếp ở Halle 1.2a, tại dãy nhà lớn này toàn quầy ẩm thực của các nước trên thế giới, đông nghìn nghịt và đủ các mùi, hương vị đặc trưng của dân tộc nước đó. Nhưng du khách đến đây chỉ cần đi ngang qua hoắc sắp đến là thấy “mùi” quê mình liền. Quầy Việt Nam cũng thế, tôi đến và mùi tô bún cá đặc trưng, chị Hương kêu một cháu cho chú bia Hà Nội là đặc trưng của quê nhà.
Chị Hương cho biết, tham gia Hội chơ từ năm 1995 cho đến nay, gian hàng có diện tích trên 50 m² và trên 10 nhân viên phục vụ. Sản phẩm chủ yếu tại đây có giải khát chế biến từ dứa, xoài, đu đú, chanh quả xanh vỏ, rượu Lúa mới, Bier, bánh phồng tôm, bên cạnh đó là bún, phở, Shu Shi, ngoài ra có nón lá, áo phông in cờ Việt Nam…
Tôi muốn dành lại một bài khác về quầy ẩm thức này, giờ lại chuẩn bị ba lô thiết bị rời hội chợ vì sắp đóng cửa. Qua một quầy của doanh nhân Detlef Werner, ông chuyên kinh doanh về tổi sấy khô. Detlef có bộ râu như của Các-Mác (Karl-Marx) ông là người thuộc ngoai ô Berlin, trước khi giơ chiếc iphoon chụp tôi xin phép được và đưa tin, ông giơ cả 2 ngon tay cái đồng ý liền và còn tặng một Cardvisit nữa. Ông khoe, tôi khỏe và nuôi bộ râu này nhờ tỏi sấy đấy, thế rồi ông cười sảng khoái.
Xa hơn một chút là quầy của Thái Lan, năm nay họ có hẳn một gian khá lớn lấy tên là chợ Thái, nhiều mặt hàng là trái cây các sản phẩm từ nông nghiệp. Nhìn giỏ hàng xoài (xem ảnh) của họ thật bắt mắt. Và, tôi thấy họ thật tuyệt, ngoài việc chon hàng tốt, bào bì rất bắt mặt và hấp dẫn. Hàng của Thái vào thj trường Âu châu tại sao tốt hơn hàng Việt Nam, chính là thương hiệu và cách làm, tiếp thị rất bài bản.
Đến Hội chơ lần nào tôi cũng tìm đến các gian hàng Việt Nam chỉ nhắm tới các sản phẩm, song nhiều khi thấy chạnh lòng. Hàng hóa của Việt Nam chỉ nằm trong tiềm năng lớn mà chưa khai thác. Hàng của ta vào hội chợ rất khiêm tốn, trái Thanh Long hình như vẫn là sản phẩn nổi trội nhất…
Tuy nhiên, các siêu thị của Đức hiện nay xuất hiện nhiể hơn các mặt hàng như, Thanh long, chanh…riêng cà phê sẽ có bài riêng. Sơ qua mà tôi biết một trường Đại học ở Wernigerode thời Đông Đức đã phối hợp với Việt Nam đầu tư về công nghệ nên cà phê của nước ta sau này xuất sang Đức tới 70%, lớn nhất thế giới, trước đó ngôi vị này là Brazin. Rất tiếc, họ nhập nguyên liệu thô, tức là hạt. Sản phảm xuất sdang Đức họ chế biến theo cách người Đức vẫn dùng.
Vĩ thanh
Vài ngày nữa là Tết Nguyên đán, người người về quê đoàn tụ, thăm thân, Tết là dịp các thành viên gia đình đoàn viên. Nhưng người Việt ở Đức cũng như Âu châu và nước khác vẫn vào ca, vẫn vất vả mưu sinh, vẫn nhớ da diết người thân và quê hương. Nhưng đành dành một góc trong tim thôi. Một số tổ chức người Việt có tổ chức Tết hòng làm vơi đi những muộn phiền khi chia tay một năm cũ và đón một Xuân mới, nhưng đâu đó có những người nước mắt âm thầm rơi nơi xứ lạnh, nhớ nhà diết da khi tiếng pháo Giao thừa rộn rã.
Bài và ảnh: Quang Chí (từ Berlin)