TBVĐ- Theo điều 66 Bộ Luật Lưu Trú thì vấn đề tài chính được quy định rõ ràng, cụ thể là: “Mọi phí tổn phát sinh trong trường hợp bị hạn chế phạm vi đi lại, bị trao trả về nước hoặc trục xuất, sẽ do chính người di dân tự chịu.”, đó là trên lý thuyết.
Sau thời kỳ di dân tràn vào Đức một cách khá mất kiểm soát trong năm 2015 và 2016, con số những người bị trục xuất tăng vọt từ 11.000 người vào năm 2014 lên 21.000 người trong năm 2015. Đến năm 2016 đã là 25.400 người và 2017 giảm bớt còn 24.000 người.
Cũng có rất nhiều người tự động rời khỏi nước Đức trước khi bị cưỡng chế trục xuất. Năm 2017, con số này là 30.000 người. Thống kê của 2018 hiện vẫn chưa được công bố.
Theo điều 66 Bộ Luật Lưu Trú thì vấn đề tài chính được quy định rõ ràng, cụ thể là: “Mọi phí tổn phát sinh trong trường hợp bị hạn chế phạm vi đi lại, bị trao trả về nước hoặc trục xuất, sẽ do chính người di dân tự chịu.” Đó là trên lý thuyết.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo Bộ Nội Vụ của bang Niedersachsen cho biết, thường các cơ quan đưa ra lệnh trục xuất sẽ phải tạm ứng trước mọi phí tổn.
Năm 2018, Hamburg từng phải chi 9,78 triệu Euro cho việc trục xuất, trong đó bao gồm các chi phí cá nhân, xăng dầu cho các xe công vụ, phiên dịch, chi phí thuê nhân viên bảo an và tiền thuê nhà.
Để so sánh, năm 2017, mức chi phí này của Hamburg là 7,9 triệu Euro – trong khi đó, năm 2015, Hamburg chỉ phải chi 2,2 triệu Euro tiền trục xuất.