Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Cuộc bầu cử nhàm chán nhất trong lịch sử nước Đức?

“Người Đức bỏ phiếu và bà Angela Merkel lại trở thành thủ tướng”. Phải chăng đây là cuộc bầu cử nhàm chán nhất trong lịch sử nước Đức?

Tuy nhiên, “cuộc bầu cử nhàm chán nhất trong lịch sử nước Đức” vẫn chưa kết thúc và nhiều câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời.

Tất cả mọi dự đoán thứ chỉ dựa trên các cuộc thăm dò sơ bộ. Nên nhớ rằng, trong năm qua người Châu Âu đã nhiều lần dự đoán sai và đã ngã ngửa với chiến thắng của Brexit và Donald Trump.

Kết quả bầu cử Quốc hội Đức lần này có lẽ sẽ không phải là một cơn ác mộng. Sự chênh lệch giữa Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) là quá lớn, khó có thể tạo ra một Thủ tướng Đức mới. Các thị trường tài chính vẫn khẳng định rằng mọi thứ sẽ vẫn như cũ, có nghĩa là ổn định.

Nhưng thị trường chứng khoán có thể bị nhầm lẫn. Bất kể mạnh mẽ đến đâu, bà Angela Merkel vẫn thường phải đáp ứng những đòi hỏi của các đối tác liên minh và phải nuốt một số “liều thuốc đắng”. Trong chính phủ liên minh trước bầu cử, SPD buộc bà phải định mức lương tối thiểu. Trong thời gian tới, Đảng Xanh sẽ thúc đẩy việc đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than nâu hoặc Đảng Dân chủ Tự do (FDP) sẽ yêu cầu một luật nhập cư mới mà CDU không hề mong muốn.

Có lẽ, tân Thủ tướng Angela Merkel sẽ phải chấp nhận cả hai “liều thuốc đắng” nói trên, nếu bà không muốn thành lập đại liên minh với SPD một lần nữa.

Kết quả bỏ phiếu sẽ có thể cho phép CDU lại thành lập liên minh với SPD. Nhưng Đảng Dân chủ Xã hội lại không thực sự muốn tham gia vào một chính phủ do CDU lãnh đạo. Kinh nghiệm cho thấy, SPD đã mất phiếu khi liên minh với CDU để thành lập chính phủ. Câu hỏi đặt ra bây giờ là SPD sẽ mất thêm bao nhiêu phiếu bầu trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức lần này. Nếu chỉ giành được ít hơn 25% tổng số phiếu bầu, SPD có thể sẽ trở thành phe đối lập trong Quốc hội Đức. Nếu SPD không giành được 20% tổng số phiếu bầu, thì Martin Schulz sẽ bỏ cuộc trong ngày 24/9. Khi ông Schulz ra tranh chức thủ tướng cách đây 6 tháng, SPD còn nhận được tỷ lệ ủng hộ 30%, theo các cuộc thăm dò dư luận.

Một câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu cử tri bỏ phiếu cho đảng “Sự lựa chọn khác cho nước Đức “ (AfD), một đảng cực hữu phân biệt chủng tộc. Nhưng bất kỳ ai bỏ phiếu cho đảng này đều phải biết rằng AfD không thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này và không một đảng lớn nào muốn liên minh với đảng này.

Tuy nhiên, phe cực hữu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các cuộc tranh luận chính trị của đất nước. Tỷ lệ phiếu mà AfD nhận được trong cuộc bầu cử Quốc hội lần này sẽ chỉ ra mức độ chia rẽ sâu sắc trong xã hội Đức và tầm quan trọng của chính phủ tiếp theo trong việc hướng tới một xã hội có tính gắn kết hơn.

Sự thành công của sứ mạng này phụ thuộc vào thành phần của Quốc hội và chính phủ Đức sắp tới. Đó là chính là điều mà cử tri Đức sẽ quyết định trong ngày bầu cử 24/9 và xem ra cuộc bầu cử quốc hội đang diễn ra không hề nhàm chán như người ta tưởng.

Theo DW

Theo Minh Châu / kienthuc.net.vn