Bộ trưởng Tài chính Đức, Christian Lindner, đã áp đặt lệnh đóng băng ngân sách liên bang. Đây là diễn biến mới nhất sau phán quyết gây chấn động của Tòa án Hiến pháp Liên bang, đe dọa đến tất cả các kế hoạch chính sách.
Vào tối thứ Hai 20/11, Bộ Tài chính đã công bố một thông báo chính thức: Bắt đầu ngay lập tức, việc chi tiêu sẽ bị đóng băng đối với hầu hết ngân sách cho năm 2023. Bước đi mạnh mẽ này được thực hiện do “cần xem xét lại tình hình ngân sách tổng thể cho ngân sách liên bang,” theo tuyên bố của bộ.
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp vào ngày 15 tháng 11 đã là một cú sốc chính trị đối với Thủ tướng Olaf Scholz và chính phủ liên bang của ông. Tòa án phán quyết rằng chính phủ không thể chuyển 60 tỷ Euro dành cho việc chống dịch COVID-19 sang mục đích khác như biến đổi khí hậu.
Tòa án phán quyết rằng quỹ này là vi hiến vì không thể vay tiền cho một mục đích rồi lại chuyển sang mục đích khác và cũng không thể thiết lập quỹ khẩn cấp một năm rồi sử dụng cho các dự án kéo dài nhiều năm.
Phán quyết mới nhất này là phản ứng đối với một vụ kiện do khối đối lập bảo thủ gồm Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đệ trình. Sau phán quyết, các nhà lập pháp của họ đã vui mừng. Các bảo thủ đã cầm quyền cho đến hai năm trước, và hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) muốn bảo vệ tài chính cho cử tri thu nhập thấp và trung bình, những người mà họ tin là đã gánh vác đủ gánh nặng.
Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Tự do (FDP) của Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner coi việc tăng thuế là điều không thể, và việc kết thúc cơ chế kiểm soát nợ cũng nằm ngoài bàn thảo. FDP đã duy trì cách tiếp cận cắt giảm ngân sách của mình và coi kế hoạch đầu tư của Đảng Xanh là quá phóng đại. Họ đã đề xuất cắt giảm chi tiêu xã hội.
Theo DW