Ngày Thống nhất Đức, được kỷ niệm hàng năm vào ngày 3 tháng 10, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của nước Đức. Đây là ngày mà hai nước Đức Cộng hòa Dân chủ và Đức Cộng hòa Liên bang đã hợp nhất thành một quốc gia thống nhất.
Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc vì sao lại chọn ngày 3 tháng 10 làm ngày lễ Thống nhất Đức chứ không phải ngày 9 tháng 11 – ngày mà bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, kết thúc ít nhất là tượng trưng cho sự chia cắt của Đức?
Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, mang đến hy vọng và sự tự do cho những người dân Đức bị chia cắt suốt thời gian dài. Ban đầu, ngày 9 tháng 11 được đề xuất để chọn làm Ngày Thống nhất Đức, nhưng sau cùng, ngày này không được chọn, và lý do cho điều này vô cùng sâu xa và mang tính lịch sử.
Ngày 9 tháng 11 cũng là ngày diễn ra Đêm phá hoại toàn quốc Reich (Reichspogromnacht) vào năm 1938, đánh dấu bắt đầu cho chiến dịch hủy diệt có tổ chức đối với người dân Do Thái bởi chế độ Quốc xã. Trong những cuộc tấn công vào tháng 11, đã xảy ra nhiều vụ bắt giữ, bạo hành và giết chết người dân Do Thái. Hơn nữa, chính quyền Quốc xã đã ra lệnh phá hủy các cửa hàng, nhà ở và nhà thờ của người dân Do Thái. Sự khủng khiếp và đau thương của ngày này đã để lại vết thương sâu răng trong tâm thức lịch sử của Đức.
Để tránh xung đột và tôn trọng nỗi đau của quá khứ, ngày 3 tháng 10 đã được chọn là ngày lễ chung cho cả nước Đức, thay vì ngày 9 tháng 11. Ngày 3 tháng 10 không chỉ đánh dấu sự hợp nhất chính thức giữa Đức Cộng hòa Dân chủ và Đức Cộng hòa Liên bang, mà còn trở thành biểu tượng của sự thống nhất, hòa bình và sự tự do mới.
HN (theo rnd.de)