Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Quan hệ Mỹ – Đức: Cơm chưa lành, canh chưa ngọt

Ảnh minh họa: Trung Hiếu

Berlin và Washington không ít lần thế hiện sự mâu thuẫn về quan điểm chính trị trong việc giải quyết nhiều vấn đề trên thế giới.

Tờ Spiegel của Đức ngày 29/9 dẫn lời một số quan chức nước này cho rằng, việc Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tán đồng với nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump, rằng Thủ tướng Đức Angela Merkel làm rất ít cho Ukraine là đã xúc phạm chính phủ Đức.

Qua cuộc nói chuyện điện thoại giữa hai ông Trump và Zelensky, Berlin lấy làm không hài lòng vì những nỗ lực ngoại giao của chính phủ do bà Merkel được đã không nhận được một lời xác nhận nào hết từ ông Vladimir Zelensky.

“Chính Thủ tướng Merkel và Ngoại trưởng Đức khi đó là ông Steinmeier đã làm tất cả để đảm bảo rằng khu vực này không trở thành một điểm nóng xung đột quân sự”, ông Rolf Mutzenich, thủ lĩnh phe SPD trong nghị viện Đức nhắc nhở.

Đại sứ Ukraine tại Berlin là Andrey Melnik đã cố gắng “sửa sai” cho phát ngôn của Tổng thống Zelensky. Theo ông, Tổng thống Zelensky cũng đánh giá cao sự đóng góp cá nhân to lớn của Thủ tướng Đức.

Spiegel nhận định, tuy không hài lòng với ông Zelensky, nhưng chính phủ Đức vẫn đổ lỗi cho Hoa Kỳ về tình huống này.

Cụ thể, ông Norbert Röttgen, người đứng đầu Ủy ban chính sách đối ngoại của Quốc hội Đức cho rằng, cuộc trò chuyện giữa hai Tổng thống đã bộc lộ rằng ông Donald Trump đang sử dụng quyền lực của mình vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích của bản thân ông ta trong chiến dịch vận động tranh cử, cũng như chống lại nước Đức và châu Âu.

Thực tế, Berlin và Washington không ít lần thế hiện sự mâu thuẫn về quan điểm chính trị trong việc giải quyết nhiều vấn đề trên thế giới.

Một khảo sát gần đây do Atlantik-Brücke cùng công ty khảo sát Civey thực hiện cho thấy, 85% số người được hỏi về mối quan hệ giữa Đức và Mỹ đều có chung câu trả lời là tiêu cực hoặc rất tiêu cực.

Quan hệ Đức – Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay cũng liên quan đến những bất đồng về các vấn đề chính trị và kinh tế, các tranh chấp và mối de dọa đang diễn ra từ Washington.

Gần đây nhất, Washington đã cố gắng xây dựng một liên minh quân sự để tuần tra vùng biển thuộc Vịnh Ba Tư nhằm đảm bảo an ninh hàng hải ở đó. Mỹ gửi yêu cầu Đức giúp nước này bảo vệ eo biển và ngăn chặn Iran, nhưng Berlin đã từ chối thẳng thừng và nhấn mạnh rằng họ không muốn là một phần của chiến dịch “sức ép tối đa” của Washington chống lại Tehran.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết, không thể có giải pháp quân sự nào cho cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran ở eo biển. Các nhà lập pháp cấp cao trong Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (CDU) và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) của bà Angela Merkel cũng bác bỏ ý kiến này.

Mâu thuẫn cũng xảy ra trong vấn đề chi tiêu quốc phòng của Berlin. Đức tuyên bố kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên tới 1,35% vào năm 2019. Tuy nhiên con số này không đạt được mục tiêu 2%, do các thành viên NATO đặt ra trong năm 2014.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục chỉ trích Đức, đồng thời yêu cầu Berlin chi nhiều hơn cho quốc phòng và tuân thủ nghĩa vụ thanh toán tự nguyện của NATO là 2% GDP.

Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell cũng chỉ trích chi tiêu của quân đội Đức trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin DPA của Đức. Vị Đại sứ cho rằng, Berlin lạm dụng “tình bạn” với Washington.

Rạn nứt giữa Washington và Berlin cũng thế hiện rõ thông qua Dự án Nord Stream-2 của Nga. Bất chấp những lời đe dọa (trừng phạt) của Mỹ, Đức vẫn cấp giấy phép xây dựng đường ống dẫn khí đốt trên lãnh thổ của mình.

Nga đang cung cấp khoảng 30% lượng khí đốt tiêu thụ của Đức mỗi năm. Trong khi đó, Mỹ đang muốn gia tăng hoạt động cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng của họ tại thị trường béo bở này. 

Theo Trung Kiên / baodatviet.vn