Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Quy định về song tịch trong bộ luật quốc tịch mới của Đức

Ảnh minh họa: Trung Hiếu

Bộ luật quốc tịch mới bao gồm cả quy định cho phép song tịch đã được nội các chính phủ thông qua, sắp tới sẽ được đưa ra Quốc hội để thông qua cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.

Sau khi luật quốc tịch mới chính thức có hiệu lực, trên giấy Einbürgerungszusicherung-( Bảo đảm nhập tịch )  yêu cầu người nhập tịch phải thôi quốc tịch Việt, ai muốn song tịch thì viết thư thông báo với Sở ngoại kiều về việc mình không muốn bỏ Quốc tịch Việt Nam nữa để họ biết mà xử lý.

Ai đang có Einbürgerungszusicherung chưa làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam thì nên kiên nhẫn chờ khi luật có hiệu lực. Không nên vội thôi quốc tịch Việt vì xin lại không dễ.

Những thay đổi nằm trong bản dự thảo luật song tịch là một phần của cuộc cải cách toàn diện luật quốc tịch Đức nhằm thu hút lao động lành nghề vào thị trường lao động đang thiếu nhân lực.

  • Trong tương lai, người sống hợp pháp ở Đức có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch chỉ sau 5 năm thay vì 8 năm như hiện tại. “Trong trường hợp có thành tích hội nhập đặc biệt” như khả năng tiếng Đức đặc biệt tốt hoặc thành tích đặc biệt tốt ở trường và nơi làm việc, thời gian chờ có thể rút ngắn xuống còn ba năm.
  • Tuân thủ các giá trị của một xã hội tự do, không phạm tội liên quan đến bài Do Thái hoặc phân biệt chủng tộc. Điều kiện tiên quyết khác là có thể tự đảm bảo cuộc sống mà không cần trợ cấp xã hội.
  • Trẻ em sinh ra ở Đức sẽ trở thành công dân Đức nếu cha hoặc mẹ người nước ngoài đã có cư trú hợp pháp ở Đức trong 5 năm và có quyền vĩnh trú (unbefristetes Aufenthaltsrecht).
  • Song tịch tức Người xin nhập tịch sẽ không còn phải từ bỏ quốc tịch cũ nữa.

Tạo điều kiện cho thế hệ lao động khách. Dự thảo nêu rõ, những người lao động khách ở các bang liên bang Tây Đức cũ và những người lao động hợp đồng ở CHDC Đức cũ được thừa nhận là đã có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nước Đức, tuy nhiên trước đây họ nhận được rất ít hoặc không nhận được lời đề nghị hội nhập nào.

Do đó, để chứng minh kỹ năng ngôn ngữ, chỉ cần người liên quan có thể giao tiếp bằng tiếng Đức trong cuộc sống hàng ngày mà không gặp vấn đề gì đáng kể là đủ. Ngoài ra, các thành viên thuộc thế hệ công nhân khách mời không còn phải làm bài kiểm tra nhập tịch nữa.

Theo Facebook Thien Nga Vo

Xin Trở lại Quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ Quốc tịch nước ngoài

Theo quy định tại khoản 5, Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định “Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

  1. a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  2. b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam;

  1. c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 16/2020NĐ-CP thì “Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước xem xét việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

  1. Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
  2. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
  3. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.
  4. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, theo những quy định trên có thể hiểu rằng Việt Nam đã cho phép công dân được mang 2 quốc tịch. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ ràng đó đều là những trường hợp đặc biệt, được Chủ tịch nước cho phép thì mới có thể mang 02 quốc tịch (song tịch).