Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Thẩm phán cấp phép ăn cắp?

Ảnh minh họa: pixabay.com

Phán quyết Tòa án Tối cao Ý mang lại  một bước ngoặc lớn cho nước này: Từ nay ai đang đói được phép ăn cắp số một lượng nhỏ thực phẩm.

Vụ án, bị cáo là một người nhập cư 36 tuổi người Ukraine. Năm 2011, người đàn ông vô gia cư này ăn cắp hai miếng phó mát và một gói xúc xích trong một siêu thị ở Genoa. Anh ta bị kết án tù 6 tháng và phạt 100 € mặc dù thức ăn chỉ đáng giá 4 €. Đương nhiên anh ta không thể trả 100 € và kháng án lên toà án tối cao. Theo tòa, bị cáo hành động theo „nhu cầu trước mắt vì sự sống còn do thiếu thực phẩm“, nói đơn giản anh ấy bị chết đói đe doạ. Các thẩm phán phân tích trong trường hợp này, quyền sống còn cao hơn quyền sở hữu của siêu thị và bác hoàn toàn án phạt tòa sơ thẩm.

Án quyết bao dung của chánh án làm nhiều người ngỡ ngàng. Anh chàng người Ukraine không có ý định muốn được trắng án. Anh kháng án vì xem hành động của mình chỉ là „thử ăn cắp“ thôi. Một khách hàng thấy và báo cho siêu thị theo dõi. Lập tức, anh ta bị thám tử tóm trước khi chưa kịp rời khỏi siêu thị. Theo lập luận của anh, về mặt pháp lý hành vi trộm cắp vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên, các thẩm phán không xét hành vi đó như lập luận của bị cáo, mà tuyên bố hành vi trộm cắp thực phẩm với số lượng nhỏ trong trường hợp khẩn cấp không phải là một tội phạm. Thể chất ốm đói của người vô gia cư khi bị bắt giữ đã chứng minh tình huống này. Anh chàng người Ukraine không gây thương tích cho ai và cũng không tỏ vẻ bạo lực. Nếu không, hành động của anh có thể bị xem là cướp đoạt và có thể cũng bị Tòa án Tối cao kết tội.

Án quyết nhận được đồng tình lớn trong giới truyền thông Ý. Nhật báo „La Stampa“ bình luận bản án  „nhắc  nhở  mọi  người rằng, trong một đất nước văn minh, ngay cả những người tồi tệ nhất cũng không nên bỏ đói họ“. Báo Corriere Della Sera đăng một thống kê cho biết tại Ý mỗi ngày có thêm 615 người lâm cảnh đói nghèo. Bản án có thể sẽ gây tác động trên thực tế, khuyến khích hành vi trộm cắp vặt.

Phán quyết của Tòa án Tối cao cũng giống như ở Đức, chỉ có giá trị ràng buộc đối với vụ án mà họ ra phán quyết, không có giá trị ràng buộc trực tiếp đối với các tòa án thấp hơn khi họ xét xử các vụ án tương tự, nhưng thông thường được xem là án lệ định hướng cho những trường hợp đó. Ở Đức, cho đến năm 1975 hành vi trộm cắp thực phẩm, thậm chí với số lượng nhỏ, cũng bị trừng phạt dưới tội danh „Mundraub“, quy định hình phạt hành vi trộm vì đói. Chỉ có „ăn cắp thực phẩm“ giữa vợ chồng và người thân là không bị trừng phạt. Năm 1975 tội danh này bị bãi bỏ. Hiện nay ăn cắp vì đói trong các siêu thị là hành vi phạm pháp. Hái trộm hoa quả trên cây thuộc tội danh „xâm nhập gia cư“ do dẫm chân lên đất đai của nông dân hoặc leo qua rào. Tuy nhiên, những hành vi đó không nhất thiết bị phạt, trừ khi có người khởi kiện.

Loan Bình (tổng hợp)