Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Thủ tướng Đức và những thông điệp mới về căng thẳng Triều Tiên

Đồ họa: Trung Hiếu

Trong phát biểu mới đây Thủ tướng Đức nói rằng, châu Âu cần khôi phục sự tiếp cận đối với bế tắc ở bán đảo Triều Tiên.

Berlin và Liên minh châu Âu (EU) cần khôi phục sự tiếp cận của mình đối với bế tắc trong vấn đề giữa Triều Tiên và Mỹ, Sputnik dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu mới đây.

“Chúng ta nên làm nhiều hơn nữa”, bà Merkel phát biểu tại một cuộc họp bàn về giải pháp đạt được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. “Chúng ta không thể chỉ sử dụng các biện pháp ngoại giao đơn giản, trong khi ngồi đó và không làm gì cả”, bà Merkel nhấn mạnh.

Bà Merkel hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử ở Đức dự kiến diễn ra vào ngày 24/9. Một cách tiếp cận hữu hiệu đối với cuộc khủng hoảng Đông Bắc Á đang là tâm điểm chú ý toàn cầu sẽ mang đến cho bà Merkel ưu thế lớn trong cuộc đua sắp tới.

“Có một sự đồng thuận chính trị đang nổi lên ở Đức rằng, chính sách của Mỹ ở Triều Tiên là quá thù địch và thay vào đó Washington cần tìm kiếm giải pháp ngoại giao chứ không phải là quân sự”, Alexander Mercouris, Tổng Biên tập tờ The Duran nói với Sputnik.

Với việc Đức bắt đầu thể hiện tiếng nói của mình đối với vấn đề Triều Tiên, giới quan sát dự kiến các nước châu Âu sẽ theo sát tình hình vùng bán đảo thay vì im lặng như trước đây.

Cũng giống như quan điểm của Thủ tướng Merkel, ngay cả Trung Quốc và Nga cũng đã kiến nghị Mỹ cần tìm đến một giải pháp ngoại giao nhiều hơn là đưa tình hình vào một cuộc xung đột.

Trung Quốc thời gian gần đây đã liên tục kêu gọi tất cả các bên trở lại bàn đàm phán. Ngoại trưởng Vương Nghị trong một tuyên bố đã nói về giải pháp “đóng băng kép” để xoa dịu “cuộc khủng hoảng hiện ra lờ mờ trên bán đảo”.

Theo đó, Bắc Kinh yêu cầu Triều Tiên ngừng các hoạt động tên lửa và hạt nhân của mình để đổi lấy sự dừng lại các cuộc tập trận quy mô của Mỹ và Hàn Quốc.

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lại thể hiện một lập trường cứng rắn hơn khi cảnh báo rằng mối đe dọa của Bắc Triều Tiên sẽ được đáp ứng với “lửa và cơn thịnh nộ” chưa từng có.

Tuy nhiên, các nhân vật nổi bật trong chính quyền của Tổng thống lại thể hiện quan điểm dè dặt và tính toán hơn.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joe Dunford nói hôm 14/8, chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên sẽ là một “điều khủng khiếp”. Đồng thời ông này cũng nói, Mỹ sẽ “tập trung vào việc tìm kiếm hòa bình trước tiên”.

Theo Quốc Vinh / nguoiduatin.vn