Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Facebook quyết liệt kiểm duyeeth nội dung ở Đức

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Ở Đức, luật về việc phát ngôn thù nghịch trên mạng rất nghiêm khắc. Người đăng những từ cấm kỵ, có ý định kích động, gây thù hằn lên mạng xã hội có thể bị phạt tù 5 năm. 

Facebook có một trụ sở kiểm duyệt nội dung ở rìa phía Tây thủ đô Berlin. Đây là một trong những trung tâm kiểm duyệt lớn nhất của Facebook với 1.200 nhân viên. Họ có nhiệm vụ tìm và “dọn dẹp” những nội dung không phù hợp như tuyên truyền chủ nghĩa khủng bố hay biểu tượng Đức Quốc Xã, theo The Business Times.

Ở Đức, luật về việc phát ngôn thù nghịch trên mạng rất nghiêm khắc. Người đăng những từ cấm kỵ, có ý định kích động, gây thù hằn lên mạng xã hội có thể bị phạt tù 5 năm. Các công ty nếu không kiểm soát được những bài đăng có nội dung bất hợp pháp trong vòng 24 giờ sẽ bị phạt lên tới 50 triệu Euro.

Ở Ấn Độ, 7 người đã bị đánh chết vì bị đăng tin thất thiệt lên Facebook. Ở Myanmar, ác cảm và bạo lực với bộ tộc thiểu số Rohingya ngày càng tăng cao do thông tin sai lạc lan truyền trên Facebook. Để hạn chế tác động tiêu cực của tin giả, từ đầu năm 2018, Chính phủ Đức kiểm soát chặt chẽ hơn việc “tự do ngôn luận” trên mạng xã hội.

Facebook và nhiều mạng xã hội khác gần đây đang đối mặt với làn sóng phản ứng dữ dội về việc tiết lộ thông tin người dùng. “Với họ, dữ liệu người dùng là cơ sở để kiếm tiền. Với chúng tôi, bảo vệ dữ liệu là quyền cơ bản trong thể chế dân chủ này”, ông Gerd Billen thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng Đức cho biết.

Facebook gần đây gặp khó khăn không chỉ ở Đức mà còn tại EU nói chung. Trong tháng 5-2018, khi đối diện với các chính trị gia và các nhà lập pháp Liên minh châu Âu, lãnh đạo Facebook gặp nhiều khó khăn khi làm các nhà lập pháp EU nổi giận.

Trong cuộc gặp kéo dài 80 phút diễn ra vào hôm thứ Ba 22-5 ở Brussels, trước các thành viên Nghị viện châu Âu, Zuckerberg đã xin lỗi vì những sai sót của Công ty Facebook nhưng các câu trả lời của ông đã khiến các nhà lập pháp EU nổi giận vì Zuckerberg đã né tránh các câu hỏi của họ, theo CNN. Theo tường thuật của CNN, hầu hết các câu trả lời của Zuckerberg đều khiến các nhà lãnh đạo Brussels thất vọng.

Trong vài phút cuối cùng của cuộc gặp, các nhà lập pháp EU đã phàn nàn và cáo buộc Zuckerberg đã đưa ra các câu trả lời chung chung. Philippe Lamberts, chính trị gia Đảng Xanh (Đức), nói: “Tôi đã hỏi bạn sáu câu hỏi theo thể thức trả lời “có” hoặc “không” nhưng tôi chỉ nhận được một câu trả lời duy nhất”. Phần lớn chương trình gặp mặt chủ yếu là tấn công và cáo buộc Facebook.

Mỗi nhà lập pháp EU có ba phút để đưa ra các câu hỏi và Zuckerberg được trao cho thời gian chuẩn bị để trả lời. Kết thúc chương trình, Zuckerberg hứa rằng Facebook sẽ gửi các câu trả lời bằng văn bản vào một vài ngày tới.

Thu Uyên