Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Luật giúp đỡ thai phụ và bảo vệ bí mật sinh con

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Luật này nhằm thay đổi toàn diện Luật giải quyết những rắc rối thai nghén, ban hành trước đây (SchKG), có hiệu lực từ tháng 5.2014, nhằm mở rộng hỗ trợ phụ nữ mang thai và tránh sinh bí mật bên ngoài cơ sở y tế, ngăn chặn trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hoặc thậm chí bị giết.

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Luật cho phép phụ nữ sinh con ngay tại bệnh viện hoặc nhà hộ sinh mà không buộc phải khai báo thông tin cá nhân.  Người mẹ chỉ cần tiết lộ dữ liệu cá nhân cho các nhân viên tư vấn, những người có trách nhiệm pháp lý giữ bí mật tuyệt đối. Dữ liệu được niêm phong và lưu trữ an toàn cho tới khi con đủ 16 tuổi, dành cho chúng nếu chúng muốn biết về nguồn gốc của mình. Các cơ sở y tế mở các dịch vụ tư vấn đó. Phụ nữ mang thai, những người muốn được giấu tên có thể tìm tới đó để được tư vấn. Cơ sở tư vấn sẽ hỗ trợ toàn diện, bảo mật và chăm sóc y tế. Các chi phí cho quá trình sinh nở được nhà nước chi trả. Ngay cả những thai phụ không muốn lựa chọn biện pháp sinh bí mật mà vẫn muốn giấu tên cũng nhận được tư vấn và trợ giúp.

Cách thức sinh bí mật được phổ biến, và cung cấp cho các thai phụ theo đường dây tư vấn. Các điểm tư vấn trước hết phải tìm hiểu nguyên do tại sao thai phụ phải sinh con bí mật để giúp đỡ, khắc phục. Chỉ khi nào không tìm được lời giải mới tính đến biện pháp sinh con bí mật.

Những đứa trẻ sẽ được chăm sóc ra sao?

Chúng sẽ được nơi đỡ đẻ chăm sóc về y tế và được Jugendamt nhận bảo trợ, che chở, bảo vệ. Sau khi khai sinh thông qua Jugendamt chúng sẽ có người nhận giám hộ hay làm con nuôi, hoặc đưa về trại trẻ mồ côi. Về nguyên tắc, người mẹ có thể nhận lại con, nếu họ cam kết từ bỏ việc giấu tên và chứng minh được quan hệ mẹ con. Phúc lợi dành cho đứa trẻ sẽ không bị tổn hại ngay cả khi quyền chúng được nhận làm con nuôi kết thúc chuyển cho người mẹ. Tuy nhiên chỉ có thể nhận lại con đã có bố mẹ nuôi khi có phán quyết của toà. Thông thường thủ tục pháp lý này kéo dài hơn 1 năm. Bố mẹ nuôi có thể tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân của đứa trẻ bất kỳ khi nào ngoại trừ danh tính mẹ ruột. Sau 16 năm đứa trẻ có thể tự tìm hiểu về điều đó, nếu muốn.

Bộ trưởng Gia đình Liên bang phát biểu, với sự trợ giúp chuyên môn, tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai không  muốn  có  con được quyền lựa chọn tốt nhất, ở Đức sẽ không phụ nữ nào phải  sinh  con  một  mình, bí mật không được bảo đảm.

Ngọc Chiến (tổng hợp)

Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!