TBVĐ- Pháo hoa và đêm giao thừa thường đi liền với nhau, nhưng tiếc thay mối quan hệ này thường kèm theo những hậu quả tiêu cực.
Ví dụ như nhiều trận hỏa hoạn lớn xảy ra hàng năm, hay pháo hoa cũng thải ra một lượng lớn chất thải vào không khí gây hại cho môi trường và sức khỏe của con người như hô hấp, tuần hoàn.
Năm 2017, theo báo cáo của Süddeutsche Zeitung, sau khi kết thúc đêm giao thừa một số lượng lớn rác thải tại đất nước này đã được phát hiện. Pháo hoa thải ra 4000 tấn hạt kim loại nhỏ trong khí quyển tương đương với 15% lượng khí thải thải ra từ phương tiện giao thông hàng năm trong cả nước. Mức độ ô nhiễm trong không khí ở Đức cao gấp 26 lần so với lượng cho phép của EU. Theo báo cáo đến từ trung tâm Munich nơi mức ô nhiễm đạt 1346 mg/ m3 không khí, vượt mức 50 mg/m3 theo khuyến nghị của EU.
Mặc dù không thể phủ nhận niềm vui người dân nhận được từ việc bắn pháo hoa, tuy nhiên vấn đề về ý thức môi trường cũng phải được đặt lên hàng đầu.
Tưởng tượng việc đốt pháo tương đương với chuyến du lịch với phương tiện giao thông là tàu hỏa thay vì xe hơi, điều này hoàn toàn tốt cho môi trường và chúng ta không phải lo lắng về tai nạn giao thông gây ra khi bởi sự bất cẩn của mình, chỉ cần ngồi yên và tận hưởng chuyến đi.
Đoàn Thảo