Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Nguồn gốc lễ Vu Lan và nghi thức bông hồng cài áo

Ảnh minh họa: pixabay.com

Khi tham gia Lễ Vu Lan báo hiếu – Ngũ Hành Sơn 2017, khách du lịch sẽ được ban tổ chức lễ hội cài bông hồng hiếu hạnh trên ngực áo.

Cứ vào rằm tháng bảy Âm lịch, người dân Việt lại tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu. Trong ngày này, các chùa thường thiết lễ rất trọng thể và giới Tăng ni, Phật tử, đạo hữu, người dân đến tham dự rất đông để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Dịp lễ này, các sư thầy cũng thuyết giảng ý nghĩa về Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành, để tìm về nguồn cội yêu thương.

Tại Lễ Vu Lan báo hiếu – Ngũ Hành Sơn 2017, Thượng tọa Thích Huệ Vinh đã thuyết giảng về ý nghĩa của Vu Lan và đạo hiếu, cũng như nghi thức bông hồng cài áo.

Sự ra đời của Lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa “Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn”, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, tức khoảng năm 750-801 sau Công nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam, không rõ từ năm nào. Chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”.

Xuất phát từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, Mẹ ngài là bà Thanh Đề đã qua đời, ngài tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên đã dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng”. Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình đang chịu cảnh tội đồ, là quỷ đói trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết, đói không được ăn, khát không được uống.

  Lễ hội Vu Lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn 2017 có các hoạt động liên quan để lễ hội diễn ra tốt đẹp, tạo dấu ấn với khách hành hương từ khắp mọi miền đến với Ngũ Hành Sơn trong dịp đặc biệt này.

Lễ hội Vu Lan báo hiếu – Ngũ Hành Sơn 2017 có các hoạt động liên quan để lễ hội diễn ra tốt đẹp, tạo dấu ấn với khách hành hương từ khắp mọi miền đến với Ngũ Hành Sơn trong dịp đặc biệt này.

Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ ngài được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy.

  Tất cả các nghi thức Phật giáo đều được tổ chức tại Động Âm Phủ trong Lễ Vu Lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn 2017. 

Tất cả các nghi thức Phật giáo đều được tổ chức tại Động Âm Phủ trong Lễ Vu Lan báo hiếu – Ngũ Hành Sơn 2017.

Đức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bảy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày rằm tháng bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dường), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát.

Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, cứ đến ngày rằm tháng bảy hàng năm các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu “Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt.

Vì sao xuất hiện nghi thức Bông hồng cài áo?

Tại Lễ Vu Lan báo hiếu – Ngũ Hành Sơn 2017 tổ chức tại Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ được Ban tổ chức cài bông hồng hiếu hạnh trên ngực, trước khi vào tham quan Động Âm Phủ. Đây là nghi thức thường xuất hiện trong các mùa lễ hội Vu Lan báo hiếu.

Nghi thức Bông hồng cài áo theo Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào những năm 1960.

Trong một chuyến công tác tại đất nước Nhật Bản, Thiền sư lấy làm lạ khi thấy người Nhật thành kính cài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962.

  Thượng tọa Thích Huệ Vinh (Trưởng ban tổ chức Lễ Hội Vu Lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn 2017; áo vàng) cho biết, nghi thức cài bông hồng hiếu hạnh thường xuất hiện trong Lễ Vu Lan báo hiếu. 

Thượng tọa Thích Huệ Vinh (Trưởng ban tổ chức Lễ Hội Vu Lan báo hiếu – Ngũ Hành Sơn 2017; áo vàng) cho biết, nghi thức cài bông hồng hiếu hạnh thường xuất hiện trong Lễ Vu Lan báo hiếu.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt Nam cứ đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ – Cha. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.

Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ – Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm. Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.

Bông hồng cài áo là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành. Mang ý nghĩa sâu sắc đó, nhiều người Việt Nam khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hồng trên áo.
Bông hồng cài áo là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành. Mang ý nghĩa sâu sắc đó, nhiều người Việt Nam khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hồng trên áo.

Những người đến chùa đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời.

Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành. Mang ý nghĩa sâu sắc đó, nhiều người Việt Nam khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hồng trên áo.

Theo Nguyễn Tuấn – Ngọc Nhất / phapluatplus.vn