Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Kinh tế xã hội Đức hiện nay

Ảnh minh họa: Trần Chất

TBVĐ- Nền kinh tế Đức sang năm 2019 có nhiều chuyển biến đáng quan tâm.

Lạm phát ở Đức giảm mạnh trong tháng 12-2018, theo dữ liệu sơ bộ được công bố hôm 25-1. Cơ quan thống kê liên bang Destatis cho biết, giá tiêu dùng chỉ tăng 1,7% hàng năm. Chỉ số lạm phát giảm rõ rệt so với 2,0% theo dự đoán của các nhà phân tích và 2,3% vào tháng 11-2018.

Mức lạm phát của Đức giảm

Chỉ số lạm phát ở Đức giảm trong tháng 12-2018 chủ yếu nhờ vào giá năng lượng và thực phẩm. Giá năng lượng chỉ tăng 4,8% trong tháng 12 so với mức tăng 9,3% trong tháng 11-2018. Và giá thực phẩm chỉ tăng 1,0% so với mức 1,4% được ghi nhận vào tháng 11-2018. Trong khi đó, mức tăng giá cho thuê giữ ổn định ở mức 1,5 phần trăm.

Dữ liệu được đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố kết thúc gói “nới lỏng định lượng”, bơm 2,6 nghìn tỷ euro vào nền kinh tế khu vực đồng Euro để kìm hãm sự lạm phát.

Dấu hiệu tăng trưởng xuất hiện từ năm 2015, tăng mạnh trong năm 2017 trước khi giảm trở lại trong năm 2018, nhưng dự báo cho thấy lạm phát giảm so với mục tiêu của ECB dưới 2,0%. Theo dự báo mới nhất của ECB, lạm phát đối với khu vực đồng euro sẽ giảm từ 1,8% trong năm 2018 xuống còn 1,6% vào năm 2019, trước khi tăng trở lại 1,8% vào năm 2021.

Tăng trưởng tiền lương của Đức vượt xa phần còn lại của khu vực đồng euro

Một nghiên cứu của Bundesbank (Ngân hàng Trung ương Đức) cho thấy tiền lương ở Đức đã tăng nhanh hơn nhiều so với các nước Eurozone khác trong những năm gần đây. Các gói thanh toán trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tăng trung bình 2,7% mỗi năm trong giai đoạn 2014-2017, vượt xa mức 1,0% ở 18 quốc gia tiền tệ còn lại.

Trong những năm trước khủng hoảng từ năm 2004 đến 2007, tiền lương của Đức tăng 0,6% mỗi năm so với 3,5% ở những nơi khác trong khu vực đồng euro. Ngân hàng Trung ương Đức khẳng định: “Thời kỳ kiểm duyệt tiền lương ở Đức đã kết thúc”. Thói quen của Đức là giữ mức lương thấp, giảm giá sản phẩm và khiến chúng cạnh tranh hơn ở nước ngoài, giữ mối quan hệ lâu dài với các nước láng giềng.

Ngân hàng Trung ương Đức cũng lập luận rằng trong tình trạng mức tiêu thụ nội địa ở cường quốc trung tâm châu Âu suy giảm thì cách hạn chế khả năng hưởng lợi từ các quốc gia khác ngoại khối EU là mua bán nhiều hơn cho người Đức.

Tăng trưởng tiền lương đã tăng ngay cả khi có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức tăng tiền lương, điển hình như: mức thất nghiệp gia tăng kỷ lục của Đức và tình trạng thiếu lao động có trình độ. Một số lượng lớn lao động từ các quốc gia EU khác đã đến Đức, thường chấp nhận mức lương thấp hơn so với lao động trong nước và làm chậm mức tăng lương trung bình.

Để mắt nhiều hơn đến nguy cơ từ sự trỗi dậy của Trung Quốc

Ngày 23-1, Đức đã thắt chặt các quy tắc đầu vào đối với các giao dịch mua hoặc mua lại cổ phần của các công ty ở Đức. Các công ty này là một phần cơ sở hạ tầng quan trọng của Đức trong bối cảnh về sự thâu tóm của các công ty Trung Quốc ngày càng tăng.

Từ giữa năm 2017, Đức đã tăng cường sự giám sát chiến lược các công ty đối với các bên không thuộc EU. Sự kiện báo động cho nền kinh tế Đức là việc mất đi những bí quyết công nghệ quý giá kể từ khi gã khổng lồ Trung Quốc Midea tiếp quản nhà cung cấp robot công nghiệp Đức Kuka vào giữa năm 2016.

Vào tháng 2-2018, Đức đã không đưa ra lời phản đối nào khi tỷ phú Trung Quốc Li Shufu mua cổ phần gần 10% trong công ty mẹ của Mercedes-Benz, Daimler. Tuy nhiên, vào tháng 7-2018, nhà nước Đức đã mua một số ít cổ phần của công ty truyền tải điện 50Hertz, với lý do an ninh quốc gia để ngăn cản các nhà đầu tư Trung Quốc mua cổ phần đó.